Ngành hạt nhựa sẽ ra sao khi Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) được kí kết? Ngành hạt nhựa sẽ đón nhận những cơ hội và thách thức nào trong thời gian sắp tới, đặc biệt là trong việc giao thương với các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU)? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những tin nóng nhất liên quan đến tương lai ngành masterbatch Việt Nam sau khi hiệp định này được ký kết.
Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA là gì? Các doanh nghiệp hạt nhựa Việt Nam có được tham gia hiệp định này không?
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA – EU-Vietnam Free Trade Agreement) là một trong những hiệp định tham vọng nhất mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển. Tại ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai sau Singapore tiến hành kí kết một hiệp định thương mại có quy mô và tầm vóc như vậy với EU với giá trị thương mại mà hiệp định này mang lại có thể lên đến gần 50 tỉ euro (tương đương 56 tỉ USD). Vậy các doanh nghiệp Việt Nam, mà cụ thể hơn là các doanh nghiệp hạt nhựa sẽ thay đổi gì khi những hiệp định này được đưa vào thực thi?
Những nội dung nào của EVFTA ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hạt nhựa như Diamond Color?
Bắt đầu từ khi hiệp định được kí vào ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực torng khoảng thời gian từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020, hơn 99% thuế quan đối với hàng hóa (bao gồm rất nhiều mặt hàng từ hàng gia dụng đến các sản phẩm công nghiệp như hạt nhựa, masterbatch) từ cả hai phía sẽ được dỡ bỏ trong các hoạt động xuất – nhập khẩu. Trước mắt, trong thời gian gần, 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU sẽ được Việt Nam dỡ bỏ, phần còn lại sẽ được gỡ bỏ trong thập kỷ tới.
Song song với việc ký kết EVFTA, một hiệp định khác là Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) cũng được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu. Bên cạnh việc mang lại những cơ hội kinh tế quan trọng, các hiệp định thương mại này sẽ đảm bảo rằng thương mại, đầu tư và phát triển bền vững luôn song hành ở cả hai phía, bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cao nhất về bảo hộ lao động, an toàn, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.
Lợi thế mà doanh nghiệp hạt nhựa đạt được sau EVFTA và EVIPA?
Khi xét về lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa Việt Nam sau 2 hiệp định EVFTA và EVIPA, chúng ta được lợi rất lớn về mặt nhập khẩu các loại hàng hóa công nghệ, kĩ thuật cao như máy móc – thiết bị – dụng cụ. Đối với một doanh nghiệp sử dụng gần như 100% máy móc và trang thiết bị nhập khẩu từ Đức như Diamond Color thì đây quả là một tin vui vì khi không phải chịu thuế nhập khẩu, giá thành của các máy móc được giảm xuống đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm masterbatch làm ra cũng trở nên cạnh tranh hơn. Điều này không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho các khách hàng trong nước mà còn mở rộng cơ hội cho các nhà sản xuất hạt nhựa Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.
Ngành hạt nhựa nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ gặp những thách thức gì?
Sau EVFTA được thực thi với các cam kết mở cửa thị trường ở cả 2 phía, các ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng như ngành sản xuất hạt nhựa phải tính đến áp lực cạnh tranh, nhất là khi các doanh nghiệp có ý định tiếp cận thị trường châu Âu. Trước nhất, hàng hóa muốn xuất khẩu sang châu Âu phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Đây có thể trở thành một cản trở lớn với rất nhiều doanh nghệp khi mà nguồn nguyên liệu đầu vào của họ chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia ASEAN khác. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mà Diamond Color – doanh nghiệp sản xuất hạt nhựa top 5 thế giới lo ngại vì nguồn nguyên liệu của chúng tôi đến từ chính những tài nguyên quý giá của Việt Nam – những rặng núi đá vôi với trữ lượng và chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế.
Những trở ngại khác cho các công ty sản xuất hạt nhựa Việt Nam khi ký kết EVFTA
Trở ngại thứ hai đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là những vấn đề pháp lý về việc sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những khía cạnh mà EU rất coi trọng và thậm chí họ còn đòi hỏi cao hơn cả WTO. Trong khi đó không có quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam mặn mà với vấn đề này. Thêm vào đó luật bảo trợ trí tuệ của Việt Nam cũng còn lỏng lẻo dẫn đến việc kể cả doanh nghiệp có muốn cũng khó lòng đáp ứng các yêu cầu từ phía EU.
Ngoài các thách thức đã để trên, Hiệp định EVFTA cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà sản xuất hạt nhựa nói riêng những vấn đề sau:
- EVFTA yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng vấn đề bảo vệ môi trường trong khi Việt Nam chưa có đủ nguồn lực cũng như kinh nghiệm quản lý những vấn đề này.
- Vướng mắc về quyền lợi của người lao động (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ lao động nữ, vv.) và các quy chế trong việc sử dụng lao động.
- Rào cản về kỹ thuật và chất lượng khi nhập khẩu những mặt hàng thực phẩm, nông sản vì Việt Nam chưa đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc tồn dư các chất độc hại (ví dụ như thuốc trừ sâu) trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt và chế biến.
Những thách thức này mở ra cho doanh nghiệp hạt nhựa cơ hội đổi mới, chuyển mình
Ở mức độ hội nhập sâu rộng, các doanh nghiện sản xuất masterbatch Việt Nam phải xác định những sự cạnh tranh này có ý nghĩa tích cực, tức là vì cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Tự bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải liên tục tái cơ cấu để đáp ứng những sự đổi mới liên tục Song song đó sự tiến hành nâng cao năng lực, năng suất sản xuất cũng như hiệu quả đầu tư phát triển cũng là những hạng mục mà nhiều doanh nghiệp hạt nhựa nên chú trọng.